Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Sở Ngoại vụ Quảng Trị
TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
Lời ngỏ
Tổng quan về Quảng Trị
Quá trình hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Hợp tác quốc tế
Biên giới, biển đảo
Thông tin đối ngoại
Công tác PCP nước ngoài
Lễ tân đối ngoại
Hành lang kinh tế Đông - Tây
Công tác lãnh sự
Người VN ở nước ngoài
Đối ngoại nhân dân
Đảng, Đoàn thể
Cải cách hành chính
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Văn bản sở ban hành
Văn bản sở tiếp nhận
Hồ sơ công việc
Thông tin phục vụ công chức
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao
Thư điện tử công vụ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Danh sách NVNONN
Quản lý NVNONN (Dành cho quản trị...
Đề tài Việt kiều
Đăng nhập
I
Liên kết
I
Liên hệ
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH NGOẠI GIAO (28/8/1945-28/8/2020)
Trang nhất
Tin Tức
Công tác PCP nước ngoài
Những sản phẩm từ cây tre: Điểm sáng từ núi rừng Bắc Hướng Hóa
Thứ năm - 06/08/2020 15:46
Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) đã hỗ trợ một số hộ dân ở các thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng), thôn Cù Bai (xã Hướng Lập) và thôn Tà Puồng (xã Hướng Việt), huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sản xuất một số sản phẩm từ cây tre để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Đây là một sáng kiến hướng đến vận động cộng đồng hạn chế sử dụng các vật dụng vô cơ dùng một lần sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, đồng thời tạo cơ hội phát triển sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô ở tỉnh Quảng Trị.
Các sản phẩm từ cây tre Hướng Hóa
Các sản phẩm hiện đang được sản xuất ở các thôn nói trên bao gồm: ống hút, hộp đựng bút hoặc đựng các vật dụng cá nhân khác, ống đựng nến sáp và bộ dao, thìa, nĩa du lịch. Tất cả đều được làm bằng các loại tre sẵn có ở địa phương như lồ ô, luồng, len xanh, a ho, li a, ...
MCNV cho biết hiện nay thôn Chênh Vênh có 10 hộ tham gia sản xuất ống hút từ cây len xanh. Riêng trong năm 2019, các hộ dân trong thôn đã sản xuất với sản lượng khoảng 50.000 ống, với giá thành từ 1.000 - 3.000 đồng/ống tùy theo chất lượng, qua đó đạt doanh số gần 100 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 10 triệu đồng/hộ.
Cây len xanh thường mọc tự nhiên trên các lèn đá, gần các thác nước ở trên cao, mỗi năm chỉ khai thác được một lần khi cây đã già. Mỗi gốc cây len xanh cho khai thác được khoảng 5 - 8 cành/năm, mỗi cành cho khoảng 7 -10 đốt, khoảng cách giữa các đốt khoảng 20 - 25 cm. Sau khi khai thác về, các hộ dân sử dụng máy cắt tre do MCNV hỗ trợ, cắt len xanh thành từng ống dài 18 - 23 cm, sau đó luộc vô trùng trong 5 - 6 giờ đồng hồ. Sau khi luộc, len xanh được lau hết lớp nhớt bám trên bề mặt ngoài và làm sạch lớp phấn bên trong lòng ống, được phơi nắng trong 7 - 8 ngày rồi mài nhẵn hai đầu ống và bó thành từng bó nhỏ để cung ứng cho thị trường.
Chị Hồ Thị Xăng, một thành viên trong nhóm sản xuất thôn Chênh Vênh cho biết việc được hỗ trợ sản xuất ống hút tre mang đến niềm hi vọng đổi thay về kinh tế. Chị Xăng bảo, trước đây, hai vợ chồng ngoài đi làm rẫy, đi rừng thì ai kêu gì làm nấy. Đầu tắt mặt tối cả ngày nhưng không đủ ăn. Con cái nhỏ nên chị phải ở nhà chăm con, gánh nặng dồn lên vai chồng, chuyện thiếu đói thường xuyên diễn ra.
“Tuy việc làm ống hút tre khá công phu, đòi hỏi tuân thủ các bước để đảm bảo đẹp, vệ sinh, đúng kích thước, nhưng làm nhiều rồi thành quen. Giờ chỉ cần siêng năng thì tháng nào cũng kiếm ra tiền từ việc làm ống hút tre”, chị Xăng bộc bạch. Cách làm ăn mới không chỉ giúp những người phụ nữ như chị Xăng tìm ra phương kế đổi thay đời sống kinh tế mà còn giúp “kéo” nhiều người đàn ông ra khỏi bàn rượu, lên rừng chặt tre về sản xuất ống hút.
Theo ông Hồ Văn Noi, một thành viên khác của nhóm sản xuất tre thôn Chênh Vênh, các hộ dân tham gia sản xuất ống hút tranh thủ những khi đi làm trên rẫy để khai thác len xanh và tranh thủ sản xuất ống hút những khi nông nhàn, bình quân mỗi hộ có khoảng 2 người tham gia sản xuất. Khó khăn hiện nay là số lượng cây len xanh tại địa phương ít và sinh sống ở những nơi hiểm trở rất khó khai thác. Do đó, mỗi năm người dân nơi đây chỉ khai thác len xanh trong khoảng thời gian vài tháng là thiếu nguyên liệu sản xuất.
Ông Phan Ngọc Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hướng Phùng, chia sẻ: Được sự hỗ trợ và hướng dẫn của MCNV, người dân thôn Chênh Vênh rất tích cực tham gia mô hình sản xuất ống hút từ cây len xanh. Do cây sống hoàn toàn tự nhiên nên rất hạn chế về nguồn nguyên liệu, mong các sở, ban, ngành liên quan quan tâm hỗ trợ, nghiên cứu các giải pháp mở rộng diện tích trồng cây len xanh, chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để đa dạng hóa hoạt động sản xuất và sản phẩm từ tre, ngoài ống hút từ cây len xanh, MCNV đã hỗ trợ cho 3 nhóm sản xuất ở 3 thôn tiếp tục sản xuất các sản phẩm khác từ các loại tre khác rất sẵn có ở địa phương, đặc biệt là cây a ho (tre có tên gọi theo tiếng Vân Kiều) và lồ ô. Bên cạnh hỗ trợ xây dựng nhà phơi sấy, cung cấp máy móc và hướng dẫn tổ chức sản xuất cho các nhóm, MCNV còn tổ chức các lớp học nghề tiện tre cho một số thành viên chủ chốt của các nhóm sản xuất và cùng các nhóm tìm hỏi, học hỏi cách sản xuất ra các sản phẩm ngoài ống hút. Hộp đựng bút và vật dụng cá nhân, ống đựng nến sáp và bộ dao, thìa, nĩa du lịch là những sản phẩm như vậy. Việc sản xuất những sản phẩm này đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo, tinh tế và sự chịu khó của người sản xuất. Bù lại, khi xuất hiện trên thị trường, những sản phẩm này được người tiêu dùng rất ưa thích và đánh giá cao, đặc biệt là với khách nước ngoài. Hiện nay, Hội An Roastery, một doanh nghiệp tại Quảng Nam là đơn vị bao tiêu những sản phẩm này để bán phục vụ khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại Phố cổ Hội An. Trong tương lai gần, MCNV tiếp tục giúp các nhóm sản xuất tăng cường kết nối đến các thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay, song song với hoạt động sản xuất, các nhóm cũng chú trọng đến việc phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng thêm tre ở các khu vực đồi núi gần nhà.
Hiện đã có hơn 20 hộ gia đình ở 3 xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập tham gia sản xuất các sản phẩm từ tre. Đây là giải pháp thiết thực, vừa giúp bà con tăng thu nhập, vừa giúp bà con đóng góp tích cực cho thị trường sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
“Thời gian tới, chúng tôi giúp bà con phát triển vùng nguyên liệu tre, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng liên kết thị trường”, một cán bộ dự án của MCNV cho biết thêm.
Nhìn những đôi tay chai sần đã quen với việc làm nương, làm rẫy nay miệt mài sáng tạo những sản phẩm từ tre, những gương mặt sạm nắng giãn ra với nụ cười vui mà trong lòng người viết dâng lên bao bồi hồi, xúc cảm. Ngày mai, các sản phẩm tre kia của bà con sẽ được chuyển về phố xá, ra nước ngoài, thu nhập của bà con sẽ khấm khá và đều đặn hơn nhiều lần những vụ mùa trên nương rẫy nhờ trời. Những sản phẩm từ cây tre đang thực sự góp phần thay đổi cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở những dãy núi xa xôi, hẻo lánh vùng biên ải.
Nguồn tin:
MCNV
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Những tin mới hơn
Giám đốc Sở Ngoại vụ tham dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết “Dự án sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung cho nhóm có nguy cơ tại tỉnh Quảng Trị” do Project BOM tài trợ
(22/09/2020)
Medipeace cung cấp tập huấn về “Trẻ khuyết tật tự lập trong sinh hoạt hàng ngày” cho phụ huynh của trẻ khuyết tật
(22/09/2020)
Medipeace tài trợ trang thiết bị vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho tỉnh Quảng Trị
(25/09/2020)
Hội nghị “tăng cường hợp tác và triển khai chương trình viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025”
(02/10/2020)
Hứa hẹn những mùa gặt nơi rẻo cao
(10/09/2020)
Khoản tài trợ từ Anh quốc giúp thay đổi cuộc sống của hai gia đình nạn nhân bom mìn ở Việt Nam
(07/09/2020)
Huỷ nổ thành công quả bom được phát hiện tại huyện Hướng Hoá
(21/08/2020)
Project BOM/Hàn Quốc tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Cải thiện chăm sóc sức khỏe nhãn khoa tại cộng đồng thông qua sử dụng hệ thống dữ liệu EYELIKE”
(28/08/2020)
MAG di dời khẩn đạn pháo khổng lồ gần 900kg tại Vĩnh Linh, Quảng Trị
(28/08/2020)
Chủ động thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các dự án PCP nước ngoài hoạt động tại Quảng Trị.
(10/08/2020)
Những tin cũ hơn
Tăng thêm cơ hội cho chủ rừng trong quản lý rừng bền vững
(27/07/2020)
Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị ký Phụ lục Biên bản thỏa thuận với Tổ chức PeaceTree Việt Nam
(24/07/2020)
Di dời đạn pháo hạng nặng ra khỏi nhà dân để hủy nổ an toàn: cộng đồng cần được tiếp tục nhắc nhở về hiểm họa bom mìn
(24/07/2020)
Họp Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh
(05/03/2020)
Vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh quảng trị
(05/03/2020)
Đoàn đại biểu Quảng Trị tham dự Hội nghị quốc tế của các Giám đốc chương trình và cố vấn liên hợp quốc về chương trình hành động bom mìn quốc gia.
(05/03/2020)
Khánh thành công trình điểm trường Khe Chuông, xã A Vao, huyện Đakrông do tổ chức Project BOM/Hàn Quốc tài trợ
(05/03/2020)
Hoạt động trồng cây hữu nghị kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ và 25 năm thành lập tổ chức PTVN
(05/03/2020)
MAG giải phóng hơn một triệu mét vuông đất ô nhiễm bom mìn giúp dân phát triển nông nghiệp tại Quảng Trị
(30/10/2019)
Đội EOD1 thuộc tổ chức Cây Hòa bình Việt Nam/PTVN nhanh chóng tiếp cận và xử lý toàn hầm đạn gồm 71 quả bom chùm BLu24B/B và 210 quả đạn pháo phòng không 12,7 ly
(30/09/2019)
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây